Phòng và điều trị bệnh nhiệt miệng

BỆNH NHIỆT MIỆNG - Những sai lầm trong điều trị

Ai đã từng bị “bệnh” này có lẽ không thể khốn khổ hơn khi ăn cũng đau, nói cũng đau, uống nước cũng đau... nói chung là rất khó chịu và khốn khổ!

Thông thường họ đến gặp bác sĩ và sẽ được kê đơn với hàng lô thuốc có cả kháng sinh trong đó, kèm theo lời khuyên chung chung của bác sĩ khi về uống thuốc... nếu bạn chỉ trông chờ vào thuốc thì kết quả là bạn sẽ tiếp tục khốn khổ cho đến khi uống hết thuốc mà chưa chắc mấy cái mụn trong miệng sẽ hết toét tè le!

Nhiều người nhầm tưởng rằng những vết loét (mụn) đó nó tự phát ra trong miệng bởi ăn đồ nóng gây nhiệt trong người, thế mới có tên là: BỆNH NHIỆT MIỆNG!

Tên gọi bệnh này không đúng... tại sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân:

Khi miệng của bạn phát ra vết loét gây đau, nghĩa là hậu quả của vết nhiễm trùng ngoài da chứ không phải nó là mụn trong miệng mà bấy lâu vẫn lầm tưởng.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hàng tỷ vi khuẩn có trong miệng mỗi người với hàng trăm loài khác nhau, nguyên nhân là ở đấy đó các bạn!

Bạn sẽ hỏi tại sao?

Câu trả lời rõ ràng nhất cho bạn:

Những thói quen tưởng như vô hại như: nhai đá cục, nhai xương gà, xương cá... thậm chí chỉ là nhai vỏ bánh mì. Đó là nguyên nhân gây xước bề mặt da trong miệng của bạn, khi đó những vi khuẩn kia có dịp tấn công vết thương nhỏ đó, chỉ sau vài ngày khi bạn cảm thấy đau thì đó là lúc vết loét nghiêm trọng lắm rồi.

Phòng ngừa và cách điều trị:

Khi bạn đã biết được nguyên nhân thì phòng ngừa và cách điều trị sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Thông thường, nếu bạn có hệ miễn dịch tốt về cơ bản trong số hàng tỷ vi khuẩn có trong miệng cũng có những loại có ích có thể giúp vết thương mau lành mà không cần nhờ đến thuốc.

Tuy nhiên, do chúng ta không biết hoặc vô tình đã làm cho vết loét lâu khỏi rốt cuộc lại phải đến tay bác sĩ mà vết loét cứ tái đi tái lại nhiều lần từ đó do dùng kháng sinh nhiều lại càng làm hệ miễn dịch của bạn yếu ớt đi mà thôi.

Cách phòng ngừa đầu tiên là hạn chế nhai những thứ cứng kể trên: nhai đá cục, nhai xương... các vật cứng. Nếu lỡ bị xương cá cắm vào khi nhai, cần súc miệng với nước muối ấm pha loãng mỗi ngày tối thiểu 3 lần.

Điều trị:

Nếu phát hiện sớm vết xước trong miệng bạn chỉ cần súc miệng với nước muối loãng 3 lần/ngày là đủ, trường hợp nặng thì cần đến bác sỹ để kê toa.

Nước muối loãng có tính sát trùng tốt nhất mà nhiều người không biết hoặc coi thường nó, trong nhà bạn đặc biệt nên có 1 chai nước muối để sẵn. Độ mặn của nó bạn có thể dùng lưỡi để đo, không được mặn quá tỷ lệ 1,5% (nước biển có tỷ lệ 3 – 4%). Bạn có thể dùng chai nước 500ml pha 1 thìa cà phê muối là được (nhạt quá sẽ không có tính sát trùng).

Việc súc miệng bằng nước muối quá đơn giản cho nên rất nhiều người xem thường, vì không biết rằng: lý do chính nước muối loãng có tác dụng sát khuẩn đó là nhờ vết thương ở da được nước muối ức chế không cho vi khuẩn có hại xâm nhập từ đó hệ miễn dịch của ta sẽ phát huy bên trong cơ thể và mau làm lành vết thương.

Song song với việc súc miệng nước muối ấm hàng ngày, bạn PHẢI KIÊNG SỬ DỤNG NƯỚC ĐÁ 100% và nên uống nước ấm khoảng 40 – 45oC. Nước đá hay nước lạnh sẽ làm vết loét co lại khi chưa kịp lành, việc co lại khiến vết loét bị nứt ra gây nặng hơn.

Xin gời nhắn đến các vị bác sĩ khi kê đơn, hãy yêu cầu bệnh nhân thực hiện 2 phương pháp trên (súc miệng nước muối và kiêng nước đá) để giúp vết thương mau lành.

Ngược lại, nếu bạn vừa uống thuốc mà vừa nhai nước đá lạnh thì chắc chắn 1 điều rằng: bạn sẽ kéo dài sự khốn khổ mà thôi.

Chúc bạn vui vẻ và khoẻ mạnh.

Nguyễn Văn Khoẻ